Ngày đăng - Lượt xem 813
Đánh giá 9.5 / 10 (2)

Quan Hệ Bằng Miệng Có Lây Bệnh Xã Hội

Trong xã hội hiện đại ngày nay ắt hẳn mọi người không còn xa lạ với kiểu quan hệ bằng miệng. Việc quan hệ kiểu này giúp bạn tình có cảm giác thăng hoa hơn. Khiến cuộc yêu trở nên thú vị và mới mẻ. Nhưng vẫn tồn đọng những nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Quan hệ bằng miệng có lây bệnh xã hội nguy hiểm nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau.

quan-he-bang-mieng-co-lay-benh-xa-hoi

Các bệnh xã hội lây qua quan hệ bằng miệng

Hành động quan hệ bằng miệng được thực hiện bằng cách sử dụng miệng, môi hoặc lưỡi chạm vào bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận xung quanh. Nhằm kích thích và tạo cảm giác hưng phấn khi quan hệ tình dục. Khi quan hệ bằng miệng với người nhiễm các bệnh xã hội sẽ có khả năng cao bị lây truyền. Những bệnh lây qua đường miệng phổ biến khi quan hệ gồm:

1. Bệnh Lậu

Tác nhân gây bệnh là do song cầu khuẩn neisseria gonorrhoeae gây ra. Người mắc bệnh lậu không phải ai cũng xuất hiện dấu hiệu bên ngoài. Tùy vào cơ địa mỗi người mà sẽ gặp phải các biểu hiện nhiễm bệnh như: Tiểu rát, đau họng, tiết dịch bất thường, sưng bộ phận sinh dục, đau trực tràng,...

Những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị bệnh kịp thười là: nguy cơ nhiễm HIV, vô sinh - hiếm muộn,...

2. Sùi mào gà

Tác nhân gây bệnh là do virus HPV gây ra. Vào thời gian đầu bệnh có các biểu hiện như xuất hiện u nhú, mụn sùi ở bộ phận sinh dục, hậu môn, khoang miệng, họng,...Những mụn sùi này khi phát triển sẽ tạo thành các mảng sùi lớn gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc viêm loét,...

Biến chứng của bệnh có thể gây ra các bệnh ung thư bộ phận sinh dục, vô sinh - hiếm muộn,...

3. Giang mai

Tác nhân gây bệnh là do do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra. Các triệu chứng sớm khi mắc bệnh giang mai khá nhẹ nên dễ bị nhầm lẫn. Bệnh giang mai có bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn có những triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt vào giai đoạn cuối của bệnh sẽ gây tổn thương nội tạng, sụt giảm thị lực, ảnh hưởng tới não và hệ thần kinh.

Biến chứng của bệnh giang mai gây ra bao gồm: sảy thai, thai chết lưu, lây truyền sang con (nếu đang mang thai). Nội tạng bị phá hủy, mù lòa, thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị.

quan-he-bang-mieng-lay-benh-xa-hoi

4. Mụn rộp sinh dục

Tác nhân gây bệnh là do virus herpes simplex gây ra. Khi mắc herpes - mụn rộp sinh dục thường không có biểu hiện rõ ràng nên dễ nhầm lẫn với mụn cóc thông thường. Để kiểm tra chính xác người bệnh nên đến các địa chỉ xét nghiệm bệnh xã hội tiến hành xét nghiệm.

Triệu chứng cơ bản khi nhiễm bệnh gồm: đau ngứa, loét khu vực sinh dục, hậu môn hoặc miệng, sốt, đau cơ thể, hạch sưng đau,...Nhiễm mụn rộp sinh dục sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và có khả năng cao lây truyền sang con khi đang mang thai.

5. HIV

Tác nhân gây bệnh là do virus gây suy giảm miễn dịch HIV ở người gây ra. Trong giai đoạn đầu nhiễm HIV trên cơ thể người bệnh thường không có biểu hiện cụ thể. Các triệu chứng của HIV khá giống với bệnh cảm cúm: Sốt, đau cơ, đau họng, ớn lạnh, mệt mỏi, sưng đau hạch,...

Xét nghiệm là biện pháp duy nhất nhận biết bạn có đang nhiễm HIV hay không. Khả năng nhiễm HIV khi quan hệ bằng miệng khá thấp. Trừ trường hợp mắc các bệnh răng miệng hoặc có vết lở loét trong miệng. Điều trị HIV sớm giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ và tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.

6. Trichomoniasis

Tác nhân gây bệnh là do kí sinh trùng Trichomoniasis gây ra. Các triệu chứng có thể gặp khi nhiễm bệnh là: tiết dịch bất thường, vùng kín bị đỏ tấy, đau ngứa xung quanh, tiểu rát,...

 Xem thêm các bài viết về phụ khoa 

Khi nhiễm phải loại vi khuẩn này, người bệnh có thể điều trị ngay mà không để lại biến chứng nguy hiểm.

7. Chlamydia

Tác nhân gây bệnh là do Chlamydia trachomatis gây ra. Người nhiễm phải khuẩn chlamydia thường không có triệu chứng cụ thể. Một số biểu hiện dễ gặp khi mắc bệnh là: đau họng, dịch tiết bất thường, dịch có lẫn máu, tiểu rát, đau trực tràng,...

Biến chứng của Chlamydia tương tự với bệnh lậu nhưng bệnh có thể điều trị khỏi bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh.

Thông qua các bệnh xã hội lây nhiễm qua đường quan hệ bằng miệng được nêu trên. Mong rằng bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích giúp bản thân phòng tránh các bệnh xã hội nguy hiểm. Nếu bạn đọc gặp phải các thắc mắc cần tư vấn trực tuyến bệnh xã hội. Hãy liên hệ chúng tôi qua khung chat bên dưới để được hỗ trợ giải đáp.

(Bạn sẽ được tư vấn và hổ trợ ngay)
Lợi ích

+ Tư vấn , hỗ trọ giúp bạn hiểu rõ về tình trang bệnh hiện tại của mình

+ Cung cấp các thông tin về các phương pháp điều trị

+ Ưu tiên được thăm khám trước khi đã đặt hẹn

+ MIỄN PHÍ : Sổ khám bệnh

+ TIẾT KIỆM : Thời gian và chi phí đi lại

+ Website: Phòng Khám Phá Thai Sài Gòn

BÀI VIẾT XEM THÊM
⚕️ Xét Nghiệm Giang Mai Sau Bao Lâu Thì Chính Xác

Xét Nghiệm Giang Mai Sau Bao Lâu Thì Chính Xác? Người bệnh sau khi bị nhiễm giang mai có thể phát hiện được xoắn khuẩn gây bệnh trong khoảng 1 - 2 tuần sau khi xuất hiện...

⚕️ Xét Nghiệm Syphilis Là Gì? Cần Lưu Ý Gì Đối Với Xét Nghiệm Syphilis?

Xét Nghiệm Syphilis là tên gọi của tổng hợp các loại xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán và sàng lọc Syphilis giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh...

⚕️ Xét Nghiệm VDRL Và TPHA Là Gì?

Xét nghiệm VDRL được viết tắt từ Venereal Disease Research Laboratory test, đây là một loại xét nghiệm máu nhằm kiểm tra kháng thể giang mai, có khả năng chẩn đoán chính...

⚕️ Xét Nghiệm RPR Và TPHA Là Gì?

Xét nghiệm RPR và TPHA là một trong những loại xét nghiệm được sử dụng để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh giang mai. Hai loại xét nghiệm này được đánh giá cao về độ...

⚕️ Cách Đọc Kết Quả Xét Nghiệm Giang Mai

Nhằm giúp bạn biết cách đọc kết quả xét nghiệm giang mai chính xác và tránh nhầm lẫn dẫn tới áp dụng các phương pháp điều trị không đúng, không hiệu quả khiến...